Ngày lễ Vu Lan báo hiếu có ý nghĩa gì? Tổ chức vào ngày mấy?

Hãy bình chọn

Đối với những người theo Phật giáo thì có lẽ không còn quá xa lạ khi nói về ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Ngày lễ này được diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm với ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về ngày lễ Vu Lan thì bạn đọc cùng khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây của bàn thờ gỗ Toàn Thắng nhé.

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Tìm hiểu tổng quan về ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Trong Phật giáo thì ngày lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ trọng đại nhất. Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm và có ý nghĩa để tưởng nhớ đến công ơn của cha mẹ. Những người con cần phải biết trân trọng và thể hiện lòng biết ơn đến cha mẹ mình.

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ đơn thuần là một ngày lễ tôn giáo. Ngoài ra, lễ Vu Lan còn mang ý nghĩa trong vấn đề cần phải nhớ về cội nguồn dân tộc và sống đúng với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Ngày lễ này từ lâu đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam và mang đậm nét nhân văn. Cứ đến rằm tháng Bảy hàng năm thì các hoạt động tôn vinh công ơn cha mẹ, tổ tiên lại được tổ chức, diễn ra sôi động. Cũng có thể nói, đây chính là ngày lễ trọng đại không thể thiếu trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam.

Tìm hiểu về ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Tìm hiểu về ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Tham khảo thêm: Tìm hiểu thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày cho người mất

Ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu mà bạn cần biết

Lễ Vu Lan diễn ra vào tháng 7 hàng năm nhưng thực sự không phải ai cũng biết ý nghĩa của ngày lễ trọng đại này. Thông thường, cứ vào ngày lễ Vu Lan thì người người đến chùa để đặt hoa và cầu nguyện cho những người đã khuất. Ý nghĩa là để báo ân, báo hiếu đối với cha mẹ và tổ tiên đã mất.

Đặc biệt, với những ai có cha mẹ còn sống thì đều tìm cách để ở bên cha mẹ. Đây chính là dịp để con cái bày tỏ lòng biết ơn cũng như báo hiếu người đã sinh thành, nuôi nấng mình. Những lời chia sẻ thật lòng, những món quà nhỏ gửi tới cha mẹ vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu cũng khiến họ tự hào và cảm động.

Còn đối với những người già, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn hay không có con cái thì cả xã hội cũng có trách nhiệm để họ có một ngày lễ trọn vẹn nhất.

Vì thế, ngày lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày lễ quan trọng đối với Phật giáo. Bên cạnh đó, đây còn là văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và nhằm tôn vinh giá trị gia đình, chia sẻ trong xã hội.

Ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu
Ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu

Tham khảo thêm: Lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ chuẩn phong thủy người Việt

Tìm hiểu về những điều nên làm trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Ngày lễ Vu Lan có ý nghĩa như thế nhưng bạn đã biết làm thế nào để bày tỏ tình cảm với cha mẹ hay chưa. Đối với cha mẹ thì có lẽ điều ước đơn giản nhất chính là mong con cái ở bên cạnh và thành công. Vậy vào ngày Vu Lan, phận làm con thì bạn nên làm những điều ý nghĩa như sau:

Về nhà cùng bố mẹ

Với cuộc sống xô bồ ngày nay thì thường con cái sẽ phải làm ăn xa nhà. Khoảnh khắc cả gia đình được đoàn tụ cùng nhau có lẽ chỉ là những ngày lễ, ngày tết. Vì thế, vào ngày lễ Vu Lan thì bạn hãy tranh thủ về bên cạnh cha mẹ để cả gia đình được trò chuyện, hạnh phúc bên nhau. Những bữa cơm đơn giản vào ngày lễ có lẽ là điều mà cha mẹ hằng mong nhiều nhất.

Cho dù bận rộn tới đâu, công việc có bộn bề thì con cái nên sắp xếp về với gia đình vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Đây chính là cách để tạo ra niềm vui cho cha mẹ và tạo ra những kỷ niệm đẹp nhất.

Đi chùa cầu bình an

Theo dòng sự kiện thì vào ngày lễ Vu Lan, người người đổ xô vào Chùa để cầu nguyện. Bởi Vu Lan là một ngày lễ trọng đại trong Phật Giáo và ngày mà mọi người sẽ bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ. Thể hiện lòng tôn kính với những người đã sinh thành và có công nuôi dưỡng mình. Nếu cha mẹ nào đã mất thì con cái sẽ vào chùa để cầu siêu và tôn vinh công ơn của cha mẹ. 

Bên cạnh đó, có nhiều khu vực còn tổ chức thả đèn hoa đăng vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Khi màn đêm buông xuống và hàng ngàn hoa đăng được thả tạo nên một khung cảnh rực rỡ. Từ đó mang đến một cảm giác thanh tịnh, yên bình và cầu nguyện cho những người đã khuất được về cõi an lành.

Đi chùa cầu bình an trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Đi chùa cầu bình an trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Làm cơm cúng ngày lễ

Một trong những nghi thức trong ngày lễ Vu Lan chính là làm mâm cúng ông bà, tổ tiên trong nhà. Với mâm cúng ngày lễ Vu Lan thì thường sẽ chuẩn bị với những món ăn quen thuộc hằng ngày như thịt, cá, trái cây, rau củ,… Tuy nhiên, với những gia đình theo Phật giáo thì phải cúng những món đồ chay và không có cấm kỵ đồ mặn. 

Chuẩn bị mâm cúng vào ngày lễ
Chuẩn bị mâm cúng vào ngày lễ

Tham khảo thêm: Tro cốt sau khi hỏa táng nên làm gì?

Những thông tin và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu đã được bàn thờ gỗ Toàn Thắng chia sẻ chi tiết ở trên. Qua bài viết này, nếu ai còn cha mẹ thì hãy dành nhiều thời gian cho gia đình hơn nhé. Cho dù thành công hay thất bại thì gia đình cũng chính là nơi ấm áp nhất và chờ đợi bạn quay về mỗi ngày.

Tác giả Trần Thảo

8de25135931a7798fb027648ffa3244f?s=90&d=mm&r=g"Tôi là Trần Thảo, chuyên gia tư vấn Nội thất, Phong Thủy. Với hơn 10 năm kinh nghiệm về kiến thức phong thủy, cộng với niềm đam mê học hỏi về Nội thất Tâm linh. Hy vọng sẽ mang đến cho Khách hàng kiến thức quý báu"
Linkedin | Pinterest Facebook Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon icon