Tết Trung Thu là ngày lễ quan trọng và ý nghĩa trong văn hoá dân gian Việt Nam. Đây là một ngày mà không chỉ trẻ con háo hức mà người lớn cũng mong chờ để được cùng ngồi sum vầy bên gia đình. Cùng Bàn thờ gỗ Toàn Thắng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa ngày tết này qua bài viết sau nhé.
Mục lục
Tết trung thu là ngày gì?
Tết Trung Thu là ngày lễ vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là vào thời điểm giữa mùa thu, ngày mà trăng sáng nhất, đẹp nhất. Thời gian này, người dân cũng đã thu xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội. Ở Việt Nam, Trung Thu còn được gọi với những cái tên khác như sau:
- Rằm tháng Tám: ngày rằm lớn của tháng 8 âm lịch.
- Tết Đoàn viên: là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum họp bên nhau cùng ăn bánh, uống trà.
- Tết Thiếu nhi: tết để trẻ em vui chơi, phá cỗ, rước đèn trung thu, múa lân, ….
- Tết Trông trăng: mang ý nghĩa chỉ hoạt động ngắm trăng tròn trong lễ hội.
Xem thêm: Khám phá chi tiết các nghi thức cúng rằm và mồng 1
Nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu từ xa xưa
Nói đến Trung Thu, người ta thường nhắc đến chú Cuội, chị Hằng Nga. Tương truyền rằng trên cung trăng có một cô tiên xinh đẹp gọi là chị Hằng Nga, chị rất yêu quý trẻ con. Rồi một ngày nọ, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi làm bánh ngày rằm. Do đó, chị Hằng đã xuống nhân gian để tham khảo.
Sau đó, chị gặp chú Cuội. Cuội là một chàng trai hay nói dối nhưng lại nấu ăn giỏi. Vì vậy, trẻ con rất yêu quý cậu. Cuội đã giúp chị Hằng làm ra một chiếc bánh thật ngon. Khi chị đem về cuộc thi thì được mọi người khen, còn được Ngọc Hoàng ban thưởng.
Sau khi gặp nhau, Cuội rất quý chị Hằng, không nỡ rời xa chị. Vì thế, Cuội đã theo chị lên cung trăng. Nhưng ở đó một thời gian thì Cuội lại nhớ nhà, nhớ các em nhỏ nên đã ngồi khóc dưới gốc đa nhìn xuống trần gian.
Hiểu được điều đó, vào ngày rằm, ngày trăng sáng nhất mùa thu, Ngọc Hoàng cho phép chị Hằng và chú Cuội được bay xuống trần gian về vui đùa cùng các cháu nhỏ. Từ đó, ngày Tết Trung Thu cũng ra đời từ đây.
Xem thêm: Cách chọn ngày đẹp chuyển nhà hợp mệnh, chuẩn phong thủy
Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu đối với con người Việt Nam
Đối với trẻ em, Trung Thu là dịp để được ăn bánh trung thu, phá cỗ, được tặng bánh kẹo, lồng đèn đủ màu sắc. Thể hiện ý nghĩa trẻ em luôn được người lớn yêu thương, được vui chơi và biết các nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
Đồng thời, đây cũng là dịp để con cháu bày tỏ sự kính trọng, biết ơn với ông bà cha mẹ, để người đời thể hiện tấm lòng quan tâm lẫn nhau. Người người đều mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng. Nhờ đó, tình cảm gia đình, tình làng xóm, thân hữu lại càng thêm khăng khít hơn.
Ở miền Bắc còn có những nơi có tục hát trống quân vào đêm trăng rằm tháng 8. Trai gái sẽ dùng những câu thơ lục bát hay lục bát biển thế để hát. Vừa để vui chơi, vừa để kén chọn bạn đời trăm năm.
Ngoài ra, theo tư vấn phong thuỷ, Tết Trung Thu sẽ là dịp để ngắm trăng nhằm mục đích tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng màu vàng thì dự báo năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu màu xanh hay lục thì nghĩa là năm đó có thiên tai.
Các phong tục đặc biệt trong ngày Tết Trung Thu
Như bao ngày tết khác, Tết Thiếu Nhi cũng có các phong tục đặc biệt. Cụ thể như sau:
Cúng rằm Trung Thu
Cúng rằm ngày Tết Trung Thu là một nét văn hoá truyền thống lâu đời ở nước ta. Con cháu thường tụ họp cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ gồm thức ăn, hoa quả, đèn, nhang để dâng lên bàn thờ gia tiên. Nhằm bày tỏ lòng thành kính đến bậc ông bà tổ tiên. Đồng thời, cầu xin tài lộc, bình an, sức khỏe cho gia đình và người thân.
Phá cỗ Trung Thu
Phá cỗ Trung Thu cũng là một phong tục quen thuộc của người Việt. Sau khi cúng ông bà xong, gia đình sẽ hạ mâm cỗ xuống, cùng ăn với nhau để thể hiện ý nguyện sum vầy. Thông thường, khi ánh trăng lên trên đỉnh cũng là lúc mà cả nhà cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của ngày tết Đoàn viên.
Múa Lân
Múa Lân là một hoạt động không thể thiếu vào ngày Tết Trung Thu. Vào dịp này, đường phố luôn nhộn nhịp với điệu trống múa Lân vào các đêm 13, 14 và 15.
Con Lân tượng trưng cho điềm lành nên múa Lân mang ý nghĩa cầu cho gia đình luôn gặp may mắn. Ngoài ra, trẻ em thường rất thích các con Lân rực rỡ màu sắc thực hiện những điệu múa bắt mắt cùng tiếng trống rộn ràng. Hãy dẫn con em mình đến xem, hòa nhịp vào không khí vui tươi này nhé.
Rước lồng đèn trung thu
Tết Trung Thu luôn gắn liền với hình ảnh chiếc lồng đèn nhiều màu sắc rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Chúng được chế tạo từ các vật dụng gần gũi trong đời sống như giấy, vải, lụa, giấy nilon nhiều màu, tre và nến. Chiếc lồng đèn trung thu có đa dạng hình dáng, mang nhiều ý nghĩa khác nhau của người Việt.
Ăn bánh Trung Thu
Bánh Trung Thu là tượng trưng cho sự vững chắc, tròn đầy, viên mãn. Vì vậy, ăn bánh Trung Thu cũng là cách cầu mong sự bình an, hạnh phúc cho gia đình. Vào mỗi dịp ngày rằm tháng 8, các gia đình đều mua bánh Trung Thu để cúng ông bà tổ tiên rồi sau đó cùng nhâm nhi thưởng thức. Tô điểm thêm ý nghĩa cho ngày tết đặc biệt này.
Xem thêm: Những điều bạn cần biết khi bày trí bàn thờ Chúa mẫu đương đại
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngày Tết Trung Thu mà Bàn thờ Gỗ Toàn Thắng muốn gửi gắm đến bạn. Chúc bạn có những giây phút thật ý nghĩa vào ngày tết Đoàn viên. Nếu cần tìm kiếm một chiếc bàn thờ cúng vào những ngày này thì hãy liên hệ ngay số hotline 0926.242.777 nhé.