Tìm hiểu thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày cho người mất

5/5 - (1 bình chọn)

Thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày cho người mới mất là một nghi lễ hết sức quan trọng. Nếu gia chủ không thực hiện đúng cách thì sẽ mạo phạm tới người đã khuất và ảnh hưởng đến gia đình. Với kinh nghiệm từ các chuyên gia phong thủy thì bài viết hôm nay, bàn thờ gỗ Toàn Thắng sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục chuyển bàn thờ đúng chuẩn nhất.

Thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày
Thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày

Lý do cần phải thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày

Theo quan niệm từ xa xưa thì lễ cúng 49 ngày chính là lễ tiễn biệt vong linh qua thế giới bên kia. Vì thế, sau lễ 49 ngày thì gia chủ cần phải tiến hành chuyển bàn thờ cho người đã khuất. Đây là nghi lễ bắt buộc và gia đình cần phải biết quy trình chuyển đúng cách.

Thực ra, thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày còn tùy thuộc vào tôn giáo cũng như vùng miền khác nhau. Chẳng hạn như theo quan niệm Phật giáo thì thủ tục này khá đơn giản, không quá phức tạp và rắc rối. Gia chủ sẽ không phải quan tâm nhiều về các yếu tố như hướng bàn thờ, bát hương hay chuyển thần tài, ông địa,… Còn theo chuyên gia tư vấn phong thủy và quan niệm dân gian thì luôn cho Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Thủ tục chuyển bàn thờ rất quan trọng và cần phải thực hiện đúng nghi lễ, cúng kiến đàng hoàng, chu tất.

Lý do cần thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày
Lý do cần thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày

Tham khảo thêm: Tìm hiểu về ý nghĩa lễ cúng 49 ngày và nghi thức quan trọng

Hướng dẫn chi tiết về thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày

Để không mạo phạm tới người đã mất thì gia chủ cần phải thực hiện chuyển bàn thờ sau 49 ngày đúng cách như sau:

Chọn ngày chuyển bàn thờ

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên trong thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày. Bởi thực tế, không phải ngày nào, giờ nào cũng là ngày tốt. Hơn thế nữa, đây là vấn đề tâm linh nên việc chọn ngày rất quan trọng. Gia chủ có thể chọn ngày giờ tốt thông qua sách tử vi hoặc tìm đến thầy cúng, thầy tư vấn phong thủy,…

Mỗi ngày thì sẽ có tương ứng “sao tốt”, “sao xấu” và khi chuyển bàn thờ phải chọn ngày tốt. Nếu gia chủ làm thủ tục vào ngày xấu thì mọi việc sẽ diễn ra xui xẻo và gia đình gặp nhiều vấn đề trắc trở.

Chọn ngày làm thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày
Chọn ngày làm thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày

Chuẩn bị đồ cúng lễ

Trong thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày thì chắc chắn không thể thiếu đồ cúng. Gia chủ cần phải chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ gồm 1 đĩa xôi, 1 con gà luộc, 3 lá trầu được têm sẵn, chai rượu trắng, hoa quả, 1 bát nước sạch cùng với 1 lọ hoa tươi.

Bên cạnh đó, những đồ lễ vật khác cũng rất quan trọng như vàng mã, bộ quần áo cho người đã mất, 1 con ngựa vàng và 1 con ngựa đỏ.

Tiến hành làm lễ

Sau khi chọn được ngày tốt và chuẩn bị đồ lễ cúng đầy đủ thì gia chủ tiến hành làm lễ. Đặc biệt, trong quá trình làm lễ thì quần áo, trang phục phải thật chỉnh tề và cần phải tắm rửa sạch sẽ. Người cúng sẽ lấy 3 nén nhang để vái lạy và đọc văn khấn. 

Tiếp đến, khi đã đọc văn khấn xong thì gia chủ sẽ tiến hành hóa vàng. Đồng thời cần rắc muối gạo xung quanh căn nhà và đây là thủ tục cần thiết.

Gia chủ đợi bát hương đã cháy hoàn toàn rồi lau chùi sạch sẽ và mang tất cả các đồ vật xuống dưới để bắt đầu vào nghi thức lập bàn thờ mới.

Tham khảo thêm: Tro cốt sau khi hỏa táng nên làm gì?

Thủ tục lập bàn thờ mới

Về thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày thì gia chủ hãy chuyển hết các vật dụng trên bàn thờ cũ sang bàn thờ mới. Các đồ vật cần phải được bày trí, sắp xếp hợp lý và không được lộn xộn. Trường hợp gia chủ không biết cách sắp xếp phù hợp thì có thể nhờ sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm linh để bày trí đúng chuẩn nhất.

Cuối cùng, tiến hành nghi lễ nhập trạch để xin chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới. 

Thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày
Thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày

Những lưu ý quan trọng về thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày

Bên cạnh quy trình thực hiện nghi lễ trên thì gia chủ cần phải quan tâm một số vấn đề sau:

  • Tùy theo quan niệm và tôn giáo của mỗi gia đình để xử lý bát hương cho phù hợp. Chẳng hạn như bát hương có thể được thả trôi sông, đem đốt hoặc chôn,… Còn về phía Phật giáo thì vấn đề bát hương không quá khắt khe, phức tạp.
  • Khi chuyển bàn thờ mới thì phải xem vị trí đặt sao cho phù hợp nhất. Tuyệt đối, bàn thờ không được đặt ở các vị trí như đối diện nhà tắm, nhà vệ sinh hay ở những nơi ẩm ướt, không sạch sẽ.
  • Đối với bàn thờ cũ thì nên hỏa táng, đốt thành tro chứ không nên sử dụng lại.
  • Các lễ vật được đặt trên bàn thờ cần tối giản những đồ vật quan trọng nhất và không nên quá cầu kỳ.
  • Bàn thờ và không gian phòng thờ cần phải dọn dẹp vệ sinh thường xuyên. Đối với những gia đình theo Phật giáo thì có thể ăn chay, niệm Phật với mong muốn tạo thêm nhiều phước lành cho người đã mất.
Những lưu ý quan trọng về thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày
Những lưu ý quan trọng về thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày

Tham khảo thêm: Lập bàn thờ cho người mới mất như thế nào mới đúng

Lời kết

Trên đây là toàn bộ về thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày đúng chuẩn nhất. Đây là một nghi lễ hết sức quan trọng mà gia chủ cần phải thực hiện đúng quy trình, thủ tục. Nếu bạn còn có vấn đề nào thắc mắc thì hãy liên hệ tới bàn thờ gỗ Toàn Thắng để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Tác giả Trần Thảo

8de25135931a7798fb027648ffa3244f?s=90&d=mm&r=g"Tôi là Trần Thảo, chuyên gia tư vấn Nội thất, Phong Thủy. Với hơn 10 năm kinh nghiệm về kiến thức phong thủy, cộng với niềm đam mê học hỏi về Nội thất Tâm linh. Hy vọng sẽ mang đến cho Khách hàng kiến thức quý báu"
Linkedin | Pinterest Facebook Twitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon icon